Tài liệu Hội nghị Sản Phụ khoa Cần Thơ 8-2023

Tài liệu hội nghị sản phụ khoa Cần thơ 8 (2023)

Tài liệu Hội nghị Sản Phụ khoa Cần Thơ 8-2023

Giới thiệu

Hội nghị Sản Phụ khoa Cần Thơ là một sự kiện thường niên do Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ tổ chức. Hội nghị là dịp để các bác sĩ học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và phát triển chuyên ngành Sản Phụ khoa, Nhi – Sơ sinh, Hỗ trợ sinh sản, Chẩn đoán hình ảnh, Sàng lọc trước sinh và sơ sinh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Với thông điệp: “Hợp tác Quốc tế – Tầm nhìn tương lai”, Hội nghị Sản Phụ khoa Cần Thơ lần 8 quy tụ hơn 1000 đại biểu tham gia với hơn 60 bài báo cáo khoa học. Ngoài các bài báo cáo của các chuyên gia đầu ngành Sản Phụ khoa trong cả nước, hội nghị còn có các bài báo cáo khoa học của các chuyên gia Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc.

Chủ đề hội nghị ngoài các lĩnh vực Sản khoa, Thai kỳ nguy cơ cao, Nhi – Sơ sinh, Hỗ trợ sinh sản còn đặc biệt đi sâu vào các đề tài khá mới mẻ đối với y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Can thiệp bào thai, Ung thư phụ khoa, Mãn kinh – mãn dục.

Hội nghị lần 8 được tổ chức vào ngày 25 tháng 8 năm 2023 tại TP Cần Thơ.

Tài liệu Hội nghị Sản Phụ khoa Cần Thơ lần 8

Phiên 1A: Sản Phụ khoa

  1. U xơ cơ tử cung và thai kỳ: xử trí u xơ cơ tử cung khi mổ lấy thai
    GS.TS.BS. Trần Thị Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Sản, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP HCM
  2. Cập nhật những khuyến cáo quan trọng trong thực hành sản khoa
    TS.BS. Lê Quang Thanh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
  3. Tư vấn di truyền và xử trí các trường hợp NIPT mở rộng bất thường
    BS.CK1. Nguyễn Vạn Thông – Trưởng khoa Khoa Di truyền Y học, Bệnh viện Hùng Vương
  4. Tăng sinh nội mạc tử cung: cơ chế sinh bệnh, theo dõi và điều trị
    PGS.TS.BS. Vũ Thị Nhung – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, Chủ tịch Liên Chi Hội Phụ sản TP HCM
  5. Báo cáo kết quả ban đầu của chương trình tầm soát người mang gen đột biến mở rộng ở phụ nữ Việt Nam độ tuổi sinh sản
    TS.BS. Nguyễn Hữu Trung – Trưởng Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM
  6. Báo cáo ba trường hợp tổn thương tiết niệu trên bệnh nhân nhau cài răng lược thể percreta tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang
    BS. Lê Minh Châu – Khoa Sanh Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi An Giang
  7. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 
    TS. Chai Young-mi – Giảng viên Đại học Korea, Hàn Quốc

Phiên 2A: Sản khoa

  1. Nghiên cứu mới nhất về MFGM – Củng cố lợi thế phát triển trí não lâu dài tới 5,5 tuổi
    Công Ty TNHH Meadjohnson Nutrition Việt Nam
  2. Giảm đau trong chuyển dạ 
    Bà Fabienne Darcet – Hộ sinh trưởng, Điều phối viên về hộ sinh Viện trường Rouen, Pháp
  3. Cập nhật tiếp cận bệnh nhân mang thai không rõ vị trí
    BS.CKII. Nguyễn Duy Linh – Giám đốc Y khoa Tập đoàn Y khoa Phương Châu
  4. Nghiên cứu sơ sinh ở các sản phụ chửa song thai sinh mổ tại Khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
    PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Minh – Giảng viên cao cấp, Đại học Y-Dược, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
  5. Nhân 01 trường hợp điều trị thành công suy hô hấp ở thai phụ bằng phương pháp tuần hoàn oxy hóa máu ngoài cơ thể
    ThS.BS.CKII. Lê Thị Giáng Châu – Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng

Phiên 1B: Thai kỳ nguy cơ cao

  1. Tiết chế chất lượng trong đái tháo đường thai kỳ 
    TS. Richard Roy Swinbourne – Đại học Auckland, Chuyên gia dinh dưỡng Đại Học Otago New Zealand – (MEET Hoa Kỳ)
  2. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai: Những điểm mới trong điều trị
    TTND.PGS.TS.BS.CKII. Lưu Thị Hồng – Tổng thư ký Hội Phụ sản Việt Nam – Nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế)
  3. Béo phì trong thai kỳ: thực trạng và kết cục thai kỳ dựa trên y học lâm sàng
    TS.BS. Lâm Đức Tâm – Phó khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương, Giảng viên Bộ môn Sản – Khoa Y, trường Đại học Y dược Cần Thơ
  4. Động kinh và thai kỳ
    TS.BS. Lê Nguyễn Trọng Nhân, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Sản nhi Cà Mau
  5. Cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống ở thai kỳ sớm có xuất huyết âm đạo: Ứng dụng y học chứng cứ vào thực hành lâm sàng
    BS.CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
  6. Giá trị của PlGF trong sàng lọc tiền sản giật và sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể quý I thai kỳ
    ThS. Nguyễn Trần Uyên Phương – Khoa Xét nghiệm Di truyền học – Bệnh Viện Từ Dũ

Phiên 2B: Sản Phụ khoa

  1. Một cách tiếp cận mới trong cắt bỏ tử cung 
    BS. Patrice Crochet – Khoa Phẫu thuật phụ khoa, Ung bướu và lão hóa, Viện trường Rouen – Normandie – Pháp
  2. Tỉ lệ rối loạn tình dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ sau nhiễm SARS-COV-2 và các yếu tố liên quan
    GS.TS.BS. Võ Minh Tuấn – Giảng viên cao cấp, Bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
  3. Cập nhật chứng cứ lâm sàng trong quản lý bệnh nhân nhiễm HPV, có sang thương cổ tử cung mức độ nhẹ
    TS.BS. Lê Quang Thanh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
  4. So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone và ống thông Foley 1 bóng trên thai phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
    BS.CKII. Đỗ Thị Minh Nguyệt – Phó Trưởng khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
  5. Điều trị hóa chất đối với u nguyên bào nuôi có điểm FIGO cực cao: Tổng quan y văn và nhân một trường hợp
    PGS.TS.BS. Nguyễn Quốc Tuấn – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội
  6. Quản lý thông nối động tĩnh mạch tại tử cung sau sảy thai
    BS.CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh

Phiên 1C: Mãn kinh – Mãn dục

  1. Tối ưu hoá thực hành lâm sàng từ các khuyến cáo thế giới trong tư vấn và điều trị rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh
    PGS.TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương
  2. Mãn dục và rối loạn cương dương
    PGS.TS.BS. Phạm Văn Bùi – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Thận-Niệu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
  3. Sức khỏe tim mạch phụ nữ mãn kinh
    PGS.TS.BS. Hồ Thượng Dũng – Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, TP. HCM
  4. Thoái hoá khớp gối
    TS.BS. Tăng Hà Nam Anh – Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh
  5. Trầm cảm tuổi mãn kinh
    ThS.BS. Lê Thị Hồng Nhung – Chuyên gia tâm lý, Cố vấn cao cấp chuỗi IVF-MD – Bệnh viện Mỹ Đức

Phiên 2C: Mãn kinh – Mãn dục

  1. Chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh – vai trò của nội tiết điều trị mãn kinh
    GS.TS.BS. Trần Thị Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Sản, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  2. Điều trị các rối loạn mãn kinh: từ khuyến cáo thế giới đến điều trị lâm sàng tại Việt Nam
    BS.CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh
  3. Xử trí hội chứng niệu – dục ở phụ nữ mãn kinh
    GS.TS.BS. Vương Tiến Hòa – Cố vấn cao cấp Bộ Y tế, Trưởng Bộ môn Phụ sản, trường Đại học Phenikaa
  4. Tiếp cận tối ưu cải thiện hệ sinh thái âm đạo trong hội chứng niệu dục tuổi mãn kinh
    PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang – Trưởng khối Sản Bệnh viện Hùng Vương, Trưởng Bộ môn Sản, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  5. Mãn kinh và rối loạn tình dục
    TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy – Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
  6. Sử dụng thuốc rối loạn cương dương ở tuổi mãn dục thế nào cho phù hợp?
    PGS.TS.BS. Nguyễn Quang – Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức

Phiên 1D: Nhi – Sơ sinh

  1. Vai trò chủng ngừa sớm các vắc xin thường quy ở trẻ nhũ nhi
    BS. Đoàn Minh Truyền – Trưởng nhóm Y khoa vắc xin Nhi GSK Việt Nam
  2. Cập nhật đồng thuận Châu Âu hướng dẫn xử trí bệnh RDS ở trẻ sanh non 2022
    BS.CKII. Nguyễn Thị Ngọc Hà – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
  3. Tiếp cận xử trí và phòng ngừa rối loạn huyết động trên trẻ sơ sinh non tháng và bệnh lý
    ThS.BS.CKII. Phạm Thị Thanh Tâm – Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh
  4. Tiếp cận rối loạn nhịp dành cho bác sĩ sơ sinh
    ThS.BS. Bùi Gio An – Trưởng Đơn vị nhịp tim, khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh
  5. Hiệu quả sàng lọc sơ sinh: khuyến cáo lâm sàng dựa trên bằng chứng
    BS.CKI. Thạch Thị Ngọc Yến – Phó Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
  6. Giải pháp phối hợp Sản Nhi giúp cải thiện dự hậu cho trẻ sinh non
    BS.CKII. Nguyễn Thị Từ Anh – Trưởng khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ
  7. Vai trò của vaccin phế cầu cộng hợp trong phòng ngừa bệnh phế cầu xâm lấn ở trẻ em
    BS.CKII. Nguyễn Thị Từ Anh – Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ

Phiên 2D: Hỗ trợ sinh sản

  1. Kích thích buồng trứng bằng follitropin delta trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm
    PGS.TS.BS. Vũ Văn Tâm – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
  2. 40 năm phát triển của phác đồ kích thích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm
    ThS.BS. Hồ Mạnh Tường – Tổng Thư ký Hội HOSREM TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Đơn vị hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Mỹ Đức
  3. Tiếp cận một số bệnh lý phụ khoa trong hỗ trợ sinh sản
    ThS.BS. Nguyễn Phan Vinh – Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
  4. Yếu tố nam trong vô sinh hiếm muộn
    TS.BS. Mai Bá Tiến Dũng – Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP HCM
  5. Hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ tuổi mãn kinh
    BS. Hồ Ngọc Anh Vũ – Phó Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Mỹ Đức
  6. Giá trị của siêu âm sử dụng chất tương phản (HYFOSY) trong đánh giá tình trạng ống dẫn trứng trên bệnh nhân hiếm muộn
    BS.CKI. Lê Tiểu My – Bệnh viện Mỹ Đức, Trung tâm nghiên cứu HOPE, TP. Hồ Chí Minh

 

Nguồn: Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ

Leave a Reply