Câu Hỏi Lâm Sàng Hô Hấp [Phần 2]

Screen Shot 2019 04 24 at 10.55.41

Phần 1: Tại Đây

Câu 26: Tiếng ran hang gặp trong trường hợp nào:

Giải Đáp

-Tiếng ran hang thường nghe thấy khi trong phổi có hang, xq có đông đặc và phế quản dẫn lưu.

–> thường gặp trong lao phổi, áp xe phổi, giãn phế quản áp xe hóa

Câu 27: Hội chứng đông đặc (HCĐĐ) không điển hình:

Giải Đáp

Gồm:    HC đông đặc co kéo

               HC đông đặc 1 diện rộng

               HC đông đặc thể khi trú

               HC đông đặc rải rác

Phân biệt HC đông đặc co kéo, HC đông đặc 1 diện rộng:

HC đông đặc co kéoHC đông đặc 1 diện rộng
Triệu chứng lâm sàng-Biến dạng lồng ngực: có kéo các kgs làm lồng ngực bị kéo lệch về 1 bên

-Hội chứng 3 giảm (gõ đục, RRPN giảm, rung thanh giảm)

-HC 3 giảm

-Có thể có ran nổ kèm theo

XQ, SÂ-Hình ảnh mờ thuần nhất, đậm, khu trú ở 1 thùy, 1 phân thùy phồi nhưng với triệu chúng co kéo: thùy phổi bị bé lại, co kéo KQ, rốn phổi, trung thất, vòm hoành và các kgs

-Có thể thấy hình ảnh u chèn ép

-Hình ảnh mờ thuần nhất cả thùy phổi (thường là phân thùy dưới), ko có triệu chứng co kéo

-Siêu âm ko có dịch MP

Nguyên nhân-Xẹp phổi

-Xơ phổi

-Đông đặc thùy lớn / nhiều thùy, bị viêm

Câu 28. Phân chia trung thất:

Giải Đáp

-Giới hạn:

   –> Trước: xương ức

–> Sau: cột sống

–> Trên: khe cổ – ngực

–> Dưới: cơ hoành

–> 2 bên: phổi và màng phổi

Phân chia qua 2 mặt phẳng đứng:

    –> 1 tiếp tuyến với mặt trước khí quản

–> 1 tiếp tuyến với mặt sau khí quản

–> chia làm 3 khu:

  • Trung thất trước: trước KQ, tim
  • Trung thất giữa: mp đi qua KQ, PQ góc 2 bên, ở dưới là tim
  • Trung thất sau: ở sau KQ, tim

 

–> Mỗi vùng trung thất lại chia làm 3 tầng: trên, giữa, dưới qua 2 mặt phảng ngang

  • Một tiếp tuyến với đỉnh quai động mạch chủ
  • Một tiếp tuyến với chỗ phân đôi của KQ

 

*)Các phân thùy phổi; đối chiếu của phổi lên thành ngực:

–> Đáy phổi

  • Bên trái: đi từ sụn sườn 6 xuống dọc bở trên xương sườn 7 –> tới xương sườn 8 tại đường nách giữa –> xs9 đường nách sauà xs 11 tới cột sống
  • Bên phải: đi từ sụn sườn 6 xuống dọc bờ trên xs 7 –> xs8 tại đường nách giữa –> xs 9 đường nách sau –> xxs 10 khi tới cột sống (do gan đẩy)

 

–> Bờ trong phổi

  • Bên phải: đi từ khớp ức đòn thẳng góc tới khoảng sụn sườn 6 nối tiếp với đáy phổi
  • Bên trái: đi từ khớp ức đòn thẳng góc tới xs 4 thì quặt ra ngoài tạo thành 1 lõm trong cơ tim rồi đi xuống nối tiếp với đáy phổi.

 

–> Màng phồi

  • Hai lá màng phổi gấp lại tạo túi cùng ở đấy phổi. Túi cùng lớn nhất ở đường nách sau.

 

–> Đối chiều thùy và phân thùy phổi:

  • Bên phải: –> Rãnh liên thùy lớn: xuất phát từ mức ngang đốt sống III-IV đi chếch xuống dưới, ra trước.

–> Rãnh liên thùy bé: tương ứng với liên sườn III phía trước.

==>Phân chia phổi phải 3 thùy:   TRÊN: phía trước, trên lồng ngực.

GIỮA: từ xs IV -> xs V.

DƯỚI: nằm chủ yếu ở phía sau.

  • Bên trái : rãnh liên thùy lớn xuất phát từ mứ tương ứng với đs DIV-V, chạy chếch xuống dưới chia phổi trái thành 2 thùy:

–> Trên: chủ yếu ở vùng trên phía trước ngực

–> Dưới: chủ yếu ở phía sau

  • Phía trước:

–> Hố dưới đòn; Hố trên đòn (phân thùy 1)

–> Liên sườn 1->3 (phân thùy 3)

–> xs4->6:  PHẢI: ngoài đường giữa đòn phải (phân thùy 4);  trong đường giữa đòn phải (phân thùy 5)

TRÁI: xs IV-V (phân thùy 4);  xs V-VI (phân thùy 5)

–> Dưới xs 6 phía ngoài (phân thùy 8)

  • Phía sau:

–> Vùng trên gai (phân thùy 1)

–> Vùng giữa xương bả vai và hố nách (phân thùy 2)

–> Vùng ngang mỏm xương bả vai 2 bên tới cợ sống (phân thùy 6)

–> Vùng đuôi xương bả vai, cạnh cột sống 2 bên (phân thùy 10->9->8)

Câu 29: 3 triệu chứng quyết định chẩn đoán TDMP:

Giải Đáp

3 giảm vùng thấp

Ho, đau, khó thở thay đổi theo tư thế

Chọc dịch

Câu 30: Phân biệt hen phế quản co thắt và hội chứng phế quản chít hẹp:

Giải Đáp
Co thắtChít hẹp
-Khó thở thành cơn

-Ran rít, ran ngáy lan tỏa

-Có thể nghe thấy ran ẩm

-Liên tục

-Ran rít, ran ngáy khu trú

Câu 31: Tại sao dịch trong TDMP lại có hồng cầu:

Giải Đáp

Dịch tiết: giãn mạch

Dịch thấm: quá trình chọc hút vào mạch máu

Câu 32: Chèn ép trung thất giữa tại sao lại đau theo kiểu dây đeo quần:

Giải Đáp

Do dây thần kinh X nằm ở trung thất giữa,khi chèn ép vào trung thất giữa thì kích thích 2 dây này, gây nên cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh

Câu 33: Tại sao K phổi lại đau mơ hồ:

Giải Đáp

==> Khi tạo thành khối u –> tăng sinh mạch máu nuôi dưỡng, phần trong lòng hoại tử do thiếu O2 giải phóng các chất trung gian hóa học tràn vào máu –> kích thích phản ứng viêm –> đau mơ hồ.

Câu 34: Tại sao Viêm phế quản lại ho ra máu lúc ngủ dậy:

Giải Đáp

=> Về đêm, lượng corticoid giảm; quá trình viêm tăng gây giãn mạch; phó giao cảm thịnh hơn; gây giãn mạch=> thoát máu vào phế nang; phế quản. Đồng thời trung tâm ho bị ức chế và giảm thông khí phổi –> giảm phản xạ ho, máu tích tụ, sáng dậy ho ra máu màu mận chín

Câu 35: Phân biệt ho ra máu trong giãn PQ, K, Lao:

Giải Đáp

-K: ho ra máu thường là nguyên phát, thường ho vào buổi sáng, đờm có lẫn các tia máu, có khi ho máu mức độ vừa, màu đỏ tím (mận chín)

-Giãn PQ: thể khô, máu đỏ tươi, tái phát nhiều lần, mạn tính

-Lao: Hay gặp nhất: thường lẫn đờm bã đậu, có đuôi khái huyết

Câu 36: Trong hội chứng hang, rung thanh tăng phụ thuộc yếu tố nào? HC đông đặc có điển hình không:

Giải Đáp

-Rung thanh:

   –> Cơ quan phát âm

   –> Đường dẫn truyền phế quản, phế nang

   –> Độ dày thành ngực

Câu 37: Tại sao HC đông đặc co kéo rung thanh giảm:

Giải Đáp

-Vì đông đặc co kéo do xơ phổi, xẹp phổi ==> thông khí phổi kém giảm rung thanh

Câu 38: Cơ chế tiếng cọ màng phổi, tiếng ngực thầm, Tam chứng laennec:

Giải Đáp

–> Tiếng cọ màng phổi là tiếng phát ra khi 2 lá màng phổi bị viêm do xơ hóa cọ sát vào nhau

–> Tiếng ngực thầm: nghe rõ khi bảo bệnh nhân đếm thầm, gặp trong bệnh lý trung thất hoặc hội chứng hang

–> Tam chứng laennec:

  • Thổi hang
  • Ran hang
  • Ngực thầm

Câu 39: Đặc điểm cơ chế tiếng cọ màng phổi và thôi màng phổi:

Giải Đáp
 Cọ màng phổiThổi màng phổi
Cơ chế-Khi màng phổi bị viêm hoặc xơ hóa hay tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đầu, khi mới có dịch hoặc gđ hấp thu dịch làm 2 là màng phổi cọ sát vào nhau.-Là một tiếng thở thanh khí phế quản được dẫn truyền bất thường qua tổ chức phổi bị ép lại hoặc bị đông đặc và được truyền qua ngoại vi lồng ngực qua lớp dịch trong khoang màng phổi.
Đặc điểm-Nghe thô giáp và ở nông, cường độ và âm sắc rất thay đổi như 2 lụa, tay kỳ lưng, nghe thấy ở cả 2 thì nhưng rõ nhất ở thì hít vào.-Cường độ yếu

-Âm độ cao

-Âm sắc: nghe như tiếng thổi qua ống nhưng êm dịu và xa xăm.

-Nghe rõ ở thì thở ra, nghe thấy sát phía trên mức dịch.

Câu 40: Tiếng cọ màng phổi nghe rõ ở thì nào ? Vì sao ?

Giải Đáp

Thì hít vào do thì hít vào là chủ động nên lá thành và lá tạng sẽ áp sát nhau và ma sát sẽ lớn hơn so với thì thở ra là thụ động

Chúc các bạn học tập tốt ! Các câu tiếp theo

Câu 41: Ran nổ; ran ẩm gặp trong hội chứng nào ?

Giải Đáp

-Ran nổ:

–> Thông khí phổi

–> Lượng dịch ít và dính

==> Trong hội chứng đông đặc co kéo, giảm thông khí nên ko có ran nổ

Ran ẩm:

–> Hội chứng phế quản ùn tắc

–> Hội chứng phế quản co thắt

–> Hội chứng hang

Câu 42: Tiếng thổi hang gặp trong hội chứng hang điển hình:

Giải Đáp

-Cần phân biệt với hội chứng giả hang, do khí quản, phế quản lớn bị tổ chức xơ hóa co kéo, trong bệnh giãn phế quản cũng nghe thấy tiếng thổi hang do giãn phế quản to như 1 hang

-Phân biệt = XQ

Câu 43: Tại sao chỉ ho máu 200 ml đã gây ra suy hô hấp:

Giải Đáp

Do có thể ko ho được hết máu ra, lượng máu thực chất lớn hơn 200ml rất nhiều (ho sét đánh) gây suy hô hấp, trụy tim mạch.

Câu 44: Khám nhìn thấy thành lưng có triệu chứng căng bóng thì nghĩ đến bệnh gì?

Giải Đáp

Nghĩ đến Mủ màng phổi

Câu 45: Tóm tắt đặc điểm lâm sàng tiếng thổi hang trong 3 chữ?

Giải Đáp

Trầm, rỗng, xoáy

Câu 46: Thổi hang hay đi kèm với tiếng gì?

Giải Đáp

Đi kèm với tiếng ran hang và tiếng ngực thầm

Câu 47: Tại sao tràn dịch lại sốc?

Giải Đáp

Tràn dịch làm chèn ép phổi gây xẹp phổi, nếu tràn dịch cấp tính, số lượng dịch nhiều làm đẩy tim và trung thất sang bên đối diện nhiều, chèn ép phổi đối diện làm thiếu O2 cấp tính dẫn tới sốc

Câu 48: Nguyên nhân gây TD-TK màng phổi kết hợp?

Giải Đáp

-Tràn khí tràn dịch màng phổi

+Tiến triển của một tràn khí màng phổi lao: Thường nhất.

+Do thầy thuốc bơm thêm ít hơi vào ổ màng phổi của người bệnh bị tràn dịch màn phổi để kiểm tra được kỹ lưỡng hơn bằng lâm sàng và nhất là điện quang tình trạng nhu mô phổi ở giữa.

-Tràn máu tràn khí màng phổi

+Do chấn thương (dao đâm, bị đạn…): Thông thường nhất

-Tràn mủ tràn khí màng phổi

+Do sự nhiễm khuẩn hoá mủ của một tràn khí  tràn dịch.

+Biến chứng của một ápxe phổi vỡ vào màng phổi.

+Biến chứng của một tràn mủ màng phổi vỡ vào  khí phế quản.

Câu 49: Nếu đặc điểm tiếng thổi hang bằng 3 từ ?

Giải Đáp

Đanh, khô, khu trú

Câu 50: Tên LaTinh phế cầu:

Giải Đáp

Steptococcus Pneumoniae

Câu 51: 2 yếu tố phân biệt dịch tiết và dịch thấm hiện đại và thực tiễn trong lâm sàng:

Giải Đáp

Trên lâm sàng phân biệt dịch thấm và dịch tiết bởi:

Theo tiêu chuẩn của Light, được đề xuất năm 1972, dịch màng phổi là dịch tiết khi thoả mãn một trong ba tiêu chuẩn sau đây:

+  Tỉ lệ protein dịch màng phổi/ protein huyết tương > 0,5.
+  Tỉ lệ LDH dịch màng phổi/ LDH huyết tương > 0,6 (LDH: lactate dehydrogenase).
+ LDH dịch màng phổi lớn hơn 2/3 giá trị trên của LDH huyết tương bình thường.

Nếu không có cả ba tiêu chuẩn trên, dịch màng phổi là dịch thấm.Vì dịch tiết thực sự có nồng độ protein và lipid cao,nên sử dụng tiêu chuẩn này phân biệt được cả dịch tiết thật và giả

Chẩn đoán dịch thấm hay tiết theo tiêu chuẩn của Light có độ nhạy 99% và độ đặc hiệu 98%. Về sau này, một số tiêu chuẩn của các tác giả khác đã được đề xuất, nhưng chưa có tiêu chuẩn nào có giá trị chẩn đoán cao như tiêu chuẩn Light.

Còn đối với dịch cổ trướng (Dịch báng) :

Dịch báng được dùng để xác định nguyên nhân cũng như đánh giá mức độ nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của ung thư. Để phân biệt giữa dịch thấm (transudate) và dịch tiết (exudates), giá trị thường dùng để đặc trưng cho dịch báng là độ chênh nồng độ albumin huyết thanh-dịch báng (serum-ascitic albumin gradient – SAAG). SAAG được tính bằng hiệu giữa albumin lấy từ mẫu huyết thanh trong ngày trừ cho albumin của dịch báng. SAAG có liên quan trực tiếp đến áp lực tĩnh mạch cửa. Dịch thấm xảy ra khi mức SAAG >= 1.1g/dL (tăng áp TMCửa). Dịch tiết xảy ra khi mức SAAG < 1.1g/dL.

** Nguyên nhân gây ra dịch báng bụng:

Nguyên nhân của dịch thấm:

  • Xơ gan
  • Viêm gan do rượu
  • Suy tim
  • Suy gan cấp
  • Tắc tĩnh mạch cửa

 

Nguyên nhân của dịch tiết:

  • Ung thư màng bụng
  • Tổn thương tụy hoặc hệ mật
  • Hội chứng thận hư
  • Viêm phúc mạc
  • Thiếu máu cục bộ hay tắc ruột

Cảm ơn các bạn thực hiện bộ câu hỏi này: Anh Dũng, Thu Nhi, Phạm Huyền, Thanh Mai

Leave a Reply