Câu Hỏi Lâm Sàng Thần Kinh

Screen Shot 2019 04 24 at 15.48.53

1: Phân biệt liệt ngoại vi và liệt TW:

Giải Đáp
Triệu chứngLiệt trung ươngLiệt ngoại vi
Trương lực cơTăng(cứng)Giảm(nhẽo)
Rung giật bàn chân,bánh chèKhông
Khu trú tổn thươngHồi trước trung tâm hoặc bó thápSừng trước tủy sống và rễ trước các dây thần kinh ngoại vi
Vùng liệtLan tỏaKhu trú
Phản xạ gân xươngTăngGiảm hoặc mất
Phản xạ bệnh lý bó tháp+
Teo cơKhông
Phản ứng thoái hóa điệnKhông
Rối loạn cơ vòngCó (đái dầm cách hồi)Không

2: Phân biệt tổn thương dây VII ngoại biên và trung ương?

Giải Đáp

Tổn thương dây VII trung ương là tổn thương phần trên nhân còn tổn thương ngoại vi là tổn thương dưới nhân.

-Nhân vận động dây VII gồm 2 phần :

+phần trên (nhân lưng) chi phối vận động cho ¼ trên của mặt cùng bên, nhân này tách 2 nhánh chi phối 2 bên mặt

+phần dưới(nhân bụng) chi phối vận động cho ¼ dưới mặt cùng bên, nhân này chỉ tách 1 dây chi phối cho bên đối diện.

Do đó liệt trung ương sẽ gây liệt ¼ dưới mặt đối diện với ổ tổn thương còn liệt ngoại vi là liệt ½ mặt cùng bên

-Khi tổn thương dây VII trung ương:

+ Thường có Liệt nửa người cùng bên

+ Không bao giờ tiến triển thành liệt cứng

-Khi tổn thương dây VII ngoại vi:

+ Liệt nửa mặt

+ Dấu hiệu Charles-Bell, Negro, Souques, Pierre-Marie Foix dương tính

+ Thường tổn thương đơn độc

+ Có thể chỉ 1 phần chức năng bị tổn thương.

3: Vị trí tổn thương dây VII ngoài sọ ?

Giải Đáp

-Dây VII có 3 đoạn là đoạn trong sọ,đoạn trong xương đá và đoạn ngoài xương đá

Tổn thương dây VII đoạn ngoài sọ chính là tổn thương đoạn ngoài xương đá khi dây VII chui qua lỗ trâm chum chạy giữa 2 thúy tuyến mang tai chia 2 nhánh tận:

+Nhánh thái dương mặt: Chi phối vận động cho cơ bám da mặt trên đường ngang qua 2 mép ở miệng, khi bị liệt mắt không nhắm được.

+Nhánh cổ mặt : Chi phối vận động cho cơ bám da mặt dưới đường ngang qua 2 mép ở miệng và phân nhánh tới cơ bám da cổ.

4: Hội chứng ngoại tháp là gì ?

Giải Đáp

-Rối loạn vận động ngoại tháp xảy ra khi một chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamin trong não bị phong tỏa hoạt động. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tác dụng phụ của một số thuốc chống loạn thần, ngoài ra còn có thể do các bệnh lý thoái hóa thần kinh, xơ cứng động mạch não, viêm não, u não, chấn thương, nhiễm virus, ngộ độc, hoặc thậm chí không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng của hội chứng ngoại tháp

–> Hội chứng ngoại tháp có 4 dạng triệu chứng chính là triệu chứng Parkinson, Dystonia (rối loạn trương lực cơ), Akathisia (ngồi không yên) và rối loạn vận động Tardive (múa giật).

Triệu chứng Parkinson

–> Chúng bao gồm những triệu chứng rối loạn vận động cơ bản giống như trong bệnh Parkinson, vì vậy còn được gọi là hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp. Những triệu chứng này gồm có:

– Run: run thường gặp nhất ở tay, nhưng cũng có thể xảy ra ở các cơ miệng dẫn tới run môi.

– Cứng cơ: các cơ bắp và các khớp ở tay chân trở nên cứng đờ, khiến người bệnh khó hoạt động và di chuyển.

– Chậm vận động: các cơ bắp bị cứng khiến cho người bệnh vận động chậm chạp, khó nói, khó nuốt và khó biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt (khuôn mặt vô cảm hay mặt nạ).

– Khó giữ thăng bằng: người bệnh gặp khó khăn khi giữ thăng bằng và không thể đứng vững trên đôi chân của mình.  

Triệu chứng Dystonia hay phản ứng Dystonic:

–> Là tình trạng một vùng cơ bắp trong cơ thể đột nhiên bị cứng đờ hoàn toàn (đóng băng) dẫn tới cảm giác rất khó chịu, buồn bực và đau đớn. Dystonia có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp trong cơthể, bao gồm cả các cơ cổ (còn gọi là tật vẹo cổ), các cơ mắt (được gọi là oculogyric), cơ lưỡi, hàm và thậm chí là cả các cơ hô hấp, khiến người bệnh khó thở.

Phản ứng Dystonic thường gặp hơn ở những người nam giới trẻ tuổi, khi mới bắt đầu sử dụng thuốc chống loạn thần.

Triệu chứng Akathisia (ngồi không yên):

–> Triệu chứng Akathisia được mô tả bằng cảm giác bồn chồn, khó chịu khi ngồi yên, khiến người bệnh buộc phải di chuyển liên tục. Họ có thể đi tới đi lui, bước ra bước vào chỗ ngồi, hay liên tục cọ xát hoặc đu đưa đùi của mình. Akathisia cũng có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và không thể thư giãn.

Rối loạn vận động Tardive (chứng múa giật)

–> Là những cử động bất thường xuất hiện đột ngột, nhanh, giật cục và không theo quy luật nào cả của các bộ phận khác nhau trong cơ thể, thường gặp ở môi, lưỡi, mặt, cổ, cũng như bàn tay và bàn chân, còn được gọi là chứng múa giật (Choreo-athetosis). Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện sau vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi sử dụng thuốc chống loạn thần, cũng vì lý do này mà nó có tên là Tardive có nghĩa là “muộn”.

Rối loạn vận động Tardive cũng có thể xuất hiện khi người bệnh đột ngột giảm liều hoặc bỏ thuốc chống loạn thần.

5: Nguyên nhân của hội chứng thắt lưng hông?

Giải Đáp

-Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

+ Người già

+ Chấn thương đột ngột

+ Chấn thương từ từ

+ Thay đổi tư thế đột ngột

+ Lao động(mang vác) nặng

+ Ngồi nhiều…

-Lao cột sống thắt lưng

-Chấn thương cột sống thắt lưng

-Viêm cột sống dính khớp

-U rễ thần kinh

-U cột sống

-Thoái hóa cột sống thắt lưng…

6: Tam chứng tiền đình ?

Giải Đáp

Chóng mặt.

– Rung giật nhãn cầu.

– RL cân bằng.

7: Các dấu hiệu của hội chứng màng não ?

Giải Đáp

Tam chứng màng não:

+ Đau đầu

+ Nôn vọt

+ Táo bón hoặc/và tăng cảm toàn thân

Ngoài ra hội chứng màng não có thể thấy:

-Tư thế cò súng

-Dấu hiệu cứng gáy(+)

-Dấu hiệu Kernig(+)

-Dấu hiệu Brudzinski(trên,dưới,mu) (+)

-Dấu hiệu vạch màng não (+)

8: Hội chứng rễ thần kinh?

Giải Đáp

Hội chứng rễ thần kinh gồm 2 hội chứng:

+Hội chứng kích thích rễ(căng rễ)

+Hội chứng tổn thương rễ thần kinh

9: Dấu hiệu bánh xe răng cưa? Cơ chế:

Giải Đáp

-Dấu hiệu bánh xe răng cưa: Là khi thầy thuốc thực hiện gấp duỗi thụ động tay chân của bệnh nhân ở khớp gối,khớp khuỷu và khớp cổ tay thì sẽ thấy các vận động gấp duỗi được thực hiện theo từng nấc.

– Cơ chế:

Dấu hiệu bánh xe răng cưa thường gặp trong tình trạng tổn thương ngoại tháp.Chức năng hệ ngoại tháp là điều chỉnh trương lực cơ,khi có tổn thương gây nên rối loạn trương lực cơ,ưu thế nhóm cơ duỗi,khi tác động kích thích gấp duỗi tay chân thì sẽ làm tăng,giảm trương lực cơ đột ngột,làm cho đang gấp hoặc duỗi tự nhiên bị dừng lại(thành nấc-Lúc này do tăng trương lực cơ) sau đó lại gấp duỗi bình thường(lúc này giảm trương lực cơ)

10. Dấu hiệu gấp dao díp? Cơ chế:

Giải Đáp

-Dấu hiệu gấp dao díp: Là khi thấy thuốc thực hiện gấp duỗi thụ động tay chân bệnh nhân ở khớp gối, khớp khuỷu và khớp cổ tay thì khi mới gấp hoặc duỗi thấy cứng sau đó tiếp tục sẽ thấy dễ dàng

-Cơ chế:

Dấu hiệu gấp dao díp thường gặp trong tổn thương bó tháp. Chức năng hệ tháp là chi phối cho hoạt động cơ(sức cơ) ưu thế nhóm cơ gấp. Khi có tổn thương bó tháp thì tổn thương nhóm cơ gấp, làm giảm hoặc mất sức cơ nhóm cơ này trong khi làm tăng trương lực nhóm cơ duỗi, nên khi mới gấp hoặc duỗi thì khó, khi gấp hoặc duỗi vượt qua hoạt động nhóm duỗi thì thấy sẽ dễ dàng.

11. Tứ chứng Parkinson ?

Giải Đáp

– Run

– Cứng đơ

– Thiểu động

– Rối loạn tư thế

12. Dấu hiệu schober + khi nào ? Tại sao lấy mốc là 10 cm, tại sao giá trị bình thường là 14cm:

Giải Đáp

Chỉ số schober + khi < 14/10 cm

Lấy mốc 10 cm do 10 cm tương ứng với độ dài của 5 đốt sống thắt lưng (Vùng bản lề có kn di động)

Giá trị bình thường là 14 do 5 đốt sống tương ứng với 4 đĩa gian đốt sống mà mỗi đĩa gian đốt có khả năng giãn tối đa là 1 cm.

13. Bệnh nhân như thế nào thì không thực hiện được schober ?

Giải Đáp

Không thực hiện được schober khi bệnh nhân bị tổn thương cột sống tủy sống, bệnh nhân bị gù, không đứng thẳng được do các bệnh lý ở khớp gối, cơ vùng đùi, chân….

14. Tổn thương vị trí nào thì có tổn thương cùng bên với ổ tổn thương ?

Giải Đáp

Khi tổn thương tiểu não thì tổn thương cùng bên với ổ tổn thương do các đường dẫn truyền bắt chéo 2 lần trước khi đến tiểu não.

15. Rối loạn phân ly cảm giác là gì ? Ví dụ ?

Giải Đáp

Rối loạn phân ly cảm giác là tình trạng trên 1 vùng của cơ thể, cảm giác này còn nhưng cảm giác khác bị rối loạn.
VD : Rối loạn cảm giác kiểu Tabet : trên 1 vùng da cảm giác sâu mất, cảm giác nông và nhiệt độ vẫn còn.
Rối loạn cảm giác kiểu rỗng tủy :Trên 1 vùng da cảm giác nông và nhiệt độmất nhưng cảm giác sâu vẫn còn.

Chúc các bạn học tập tốt ! Các câu tiếp theo

16. Tổn thương rãnh liên bán cầu 2 bên trong hạ liệt thì gây liệt gốc chi hay ngọn chi nặng hơn ?

Giải Đáp

-Liệt ngọn chi nặng hơn do quy tắc hình người lộn ngược,càng lên cao càng chi phối vùng ở xa

17. Giải thích triệu chứng của hội chứng Brown-Sequard ?

Giải Đáp

Hội chứng Brown-Séquard là một hội chứng lâm sàng hiếm do cắt ngang tủy sống và đặc trưng bởi:

o Yếu cùng bên dưới mức tổn thương

o Mất cảm giác sờ nông, rung, sự nhận cảm cảm giác cùng bên dưới mức tổn thương

o Mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau đối bên dưới mức tổn thương

o Mất cảm giác dải hẹp hoàn toàn cùng bên tại mức tổn thương.

BẢNG 5.7 Cơ chế giải phẫu thần kinh của HC Brown-Séquard
Biểu hiện lâm sàngCơ chế
•    Yếu cùng bên dưới mức tổn thương

•    Dấu hiệu neuron vận động trên

→ Tổn thương bó vỏ gai
• Mất cảm giác sờ nông, rung, nhận cảm cùng bên dưới mức tổn thương→ Tổn thương cột sau
• Mất cảm giác dải hẹp hoàn toàn cùng bên tại mức tổn thương và mức cảm giác→ Tổn thương bó gai đồi thị, cột sau +/- tế bào sừng sau và rễ thần kinh cảm giác
• Mất cảm giác đau và cảm giác nhiệt đối bên dưới mức tổn thương→ Tổn thương bó gai đồi thị (chú ý: tổn thương trên mức bắt chéo tại mỗi mức tủy, vì vậy thiếu hụt là đối bên dưới mức tổn thương).

18. Phân biệt hội chứng tiền đình ngoại vi và tiền đình trung ương?

Giải Đáp
 HC tiền đình ngoại viHC tiền đình trung ương
Chóng mặtKiểu xoay trònKiểu bồng bềnh
Rối loạn cân bằngRõ rệtMờ nhạt
Rung giật nhãn cầuTheo chiều ngang, xoayTheo chiều dọc
RLTKTVRõ ràngKhông rõ
Đau đầu–           +
Ù tai  +–       Do có bù trừ cả 2 bên
Giảm thính lực  +    –
TCTK khu trú   –   +

19. Trong khám dấu hiệu chuông bấm, lực ấn như thế nào là đủ ?

Giải Đáp

Ấn sao cho màu hồng ở đầu móng tay chuyển sang màu trắng.

Cảm ơn 2 bạn: Anh Dũng và Vũ Thuý thực hiện bộ câu hỏi này !

Leave a Reply